Đền Borobudur là kỳ quan Phật Giáo lớn nhất thế giới và đã được UNESCO xếp vào di sản thế giới 1991. Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 9 dưới triều đại Sailendra theo phong cách kiến trúc Phật giáo Java. Vậy ngôi đền Borobudur có gì đặc biệt mà thu hút khách du lịch đến như vậy. Hãy cùng AP Travel tìm hiểu nhé!
I. Đền Borobudur nằm ở đâu?
“Borobudur” trong tiếng nước Indonesia mang nghĩa “Tháp Phật trên đồi cao”. Tọa lạc tại miền trung Java, Indonesia với kiến trúc độc đáo với chín tầng xếp tầng lên nhau gồm ba tròn và sáu vuông trên cùng là một mái tròn. Đền Borobudur được trang trí bằng 2672 tấm phù điêu chạm khắc nổi và với 504 pho tượng Phật. Phía trên mái vòm được bao quanh bởi 72 pho tượng Phật và mỗi tượng Phật sẽ được đặt trong một phù đồ.
Ngôi đền được xây dựng và thế kỷ thứ 9 dưới triều đại Sailendra theo phong cách kiến trúc độc đáo Java. Bệnh cạnh đó, nơi đây còn pha trộn với tục thờ cúng tổ tiên của người bản địa Indonesia. Đền Borobudur phản ánh được sự ảnh hưởng của đất nước Ấn Độ trong khu vực này, tuy nhiên, ngôi đền vẫn mang những nét đặc trưng riêng biệt của Indonesia.
Ngày nay, đền Borobudur còn là nơi hành hương cho những tín đồ Phật giáo, mỗi năm một lần, Phật tử tại Indonesia lại tổ chức Đại lễ Phật đản tại ngôi đền. Đây là được xem là địa điểm thu hút nhiều khách du lịch nhất tại Indonesia.
II. Lịch sử ngôi đền Borobudur
Đền Borobudur được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ thứ 9 dưới vương triều Sailendra sùng đạo Phật. Khu Đền Borobudur tọa lạc trên đỉnh đồi giữa vùng đồng bằng phì nhiêu và sừng sững nổi lên giữa lòng chảo, xung quanh Borobudur được núi rừng bao bọc.
Ngôi đền tháp Borobudur, đã bị bỏ hoang và lãng quên trong hơn 10 thế kỷ sau khi vương triều Phật giáo Sailendra sụp đổ. Đến năm 1814, có một phái đoàn các nhà khoa học ở châu u được chính quyền Hà Lan ở Indonesia cử đến. Sau đó họ mới tiến hành nghiên cứu và tu bổ lại ngôi đền. Đền Borobudur đã bị đổ nát, hư hỏng quá nhiều. Cho đến năm 1970, chính phủ Indonesia đã phải kêu gọi UNESCO vào cuộc giúp đỡ. Sau đó, đến 600 nhà phục chế nổi tiếng trên thế giới đã tiến hành trùng tu lại ngôi đền trong suốt 12 năm và tiêu tốn đến 50 triệu đô la Mỹ.
Ngày nay, Đền Borobudur đã được trùng tu, tuy không phục hồi lại hoàn toàn như trước, nhưng đã thể hiện được dáng dấp và làm khách tham quan vô cùng ngưỡng mộ. Đền Borobudur xứng đáng là một trong những kì quan nổi tiếng của châu Á.
III. Kiến trúc độc đáo khu đền tháp Borobudur
Kiến trúc tổng quát của Đền Borobudur được chia làm ba phần từ thấp lên cao, tượng trưng cho ba cảnh trong giới Ta-bà: Tầng thấp nhất chính là Dục giới, tầng tiếp theo là Sắc giới và những tầng trên cùng là Vô sắc giới. Borobudur là đại diện cho Phật giáo thực nghiệm đối với các tín đồ Phật giáo dưới vương triều Sailendra. Từ Đền Borobudur họ có thể hình dung quá trình tu luyện của bản thân.
Khi viếng Đền Borobudur hãy bắt đầu đi từ cổng phía Đông và đi theo chiều kim đồng hồ, ở mỗi tầng đều có bậc thang để trèo lên tầng cao hơn. Phía trên vách đá được tái hiện các cảnh tượng điêu khắc của Dục giới, bao gồm những cảnh tượng của thế giới tham dục (kamadhatu), phô bày đủ loại chúng sinh như loài người, quỷ đói, súc sinh và các cảnh tượng như tham lam, những xung năng thấp kém, tham dục và hận thù. Bắt đầu từ tầng tiếp theo là cảnh tượng của Sắc giới là những bậc thánh nhân, và sau hết là các thiên nhân thuộc Vô sắc giới. Đặc biệt, ở trên tầng cao hơn hết kể lại sự tích tiền thân của Đức Phật trong nhiều kiếp trước, sau đó là ngày đản sinh, ngày Đức Phật từ bỏ cung điện đi tìm đạo, ngày Đức Phật đạt được Giác ngộ, và ngày Đức Phật tu luyện thành đạo…